Đang tải...
 

Thơ: Ô Lâu!

Ô Lâu ơi! Xa rồi sông còn nhớ,  Những chiều nghiêng bóng hắt nắng hoe vàng,  Chấp chới ánh lung linh tràn rực rỡ,  Gợn sóng nào riêng vỗ nhịp miên man !...

Thơ: Ô Lâu!


                                  Ô LÂU


                             


 

            Ô! lâu quá răng không về quê cũ !

            Bến  “chung lòng”, Đồng Dạ nhớ quắt quay !

            Đò qua ruộng Cồn xưa từ Bến Đíu.

            Hiu hắt buồn sông lạnh buổi hôm mai…

 

            Nghe lách cách vó câu xuồng rời Hói

            Nặng yêu thương quay mũi hướng vô bờ.

            Người ly xứ có xao lòng trở lại !?

            Để nỗi niềm bớt gợn sóng vu vơ…

 

            Ô! lâu lắm! Người đi, dù cách trở,

            Nào quên đâu hương lúa chín ngập đồng !?

            Và nhớ mãi, cát Độn  mình trắng lắm!

            Trắng như lòng chung thủy trải mênh mông…

 

            Rồi cứ thế, nhớ nhiều nhiều hơn thế!

            Những người đi nhớ gấp vạn người chờ.

            Ô! lâu quá!  thành ra đời dâu bể!

            Như ngày về “Từ Thức” thấy bơ vơ


            Ô Lâu nhỉ!  Sẽ chạnh lòng hờn tủi,

            Bởi sông neo lắng đọng bóng con đò.

            Rồi khuất dạng cánh chim trời bay mỏi,

            Khúc biệt hành ai khóc giữa buồn lo…

       

            Ô Lâu ơi! Xa rồi sông còn nhớ,

            Những chiều nghiêng bóng hắt nắng hoe vàng,

            Chấp chới ánh lung linh tràn rực rỡ

            Gợn sóng nào riêng vỗ nhịp miên man !...

 

                                                         Nguyễn Thanh Hảo

                                 Chiều Thu Kế Môn 11-10-2013  (7-9  Quí Tỵ).

 

          Chú thích:

        *Ô lâu: là tên gọi của dòng sông nơi quê hương tác giả mà cũng có thể là lời cảm thán; trách thương cho những ai xa nhau lâu ngày nay gặp lại, để được trút tủi hờn cho thỏa nỗi nhớ nhung. 

Ví dụ (Ô lâu rứa mi ơi chừ gặp lại…Răng, Tết ni mi ở lại lâu khôn !...)

        *Đồng Dạ: là bến đò chung giữa Đại Lược-Kế Môn xưa đi từ Dinh (Huế ) về lên bờ ngay chợ Đại Lộc bây giờ -.Đồng là chung, Dạ là lòng. Nên tạm dịch Đồng Dạ là Chung Lòng vậy.

        *Hói: là từ địa phương chỉ con kênh đào dẫn nước từ sông vào sâu trong đồng ruộng,vừa để tưới tiêu vừa làm thủy lộ cho những xuồng ghe (Nốt) loại nhỏ đi lại

        *Độn là đồi thấp đa phần mọc toàn cây bụi. Riêng Độn ở làng Kế Môn cây rậm xanh.Độn toàn cát trắng.

        *Từ Thức là câu chuyện giai thoại viết về một người lạc vào động Tiên, sau một thời gian quay về quê cũ. Thì hỡi ơi, đã mấy mươi năm, bạn cũ người xưa nay không còn nữa! Người ấy thật cô đơn, buồn tủi, bơ vơ…Vì chẳng còn ai biết để hiểu mình.

 

Chia sẻ bài viết:

Bài viết liên quan

TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Chat với chúng tôi qua Zalo
Chat ngay để nhận tư vấn
Gọi ngay để được tư vấn