HOA TẾT SÀI GÒN (tiếp theo)


KỲ 2: LỘ HOA ĐĂNG

Gọi là “Lộ Hoa Đăng” nghe cho có vẻ “Hán tự” cổ kính một chút, chứ thật ra đó là những con đường được trang trí bằng những cánh hoa, nhưng không phải hoa tươi mà là “hoa đèn”…Những nghệ nhân phụ trách công việc trang trí này đã sử dụng kỹ thuật và công nghệ ánh sáng hiện đại để tô điểm cho những con đường trung tâm thành phố thêm rực rỡ sắc màu ngày Tết.

Con đường được đặc biệt quan tâm nhất sau Đường hoa Nguyễn Huệ là Đại lộ Lê Lợi, nguyên một thời từng là con kênh Coffin thời Pháp thuộc, sau lấp đi thành Đại lộ Bonard và bây giờ mang tên vị anh hùng dân tộc: Lê Lợi. Kế đến là con đường Đồng Khởi (trước là đường Catinat, sau “Việt hóa” thành Tự Do) chạy từ Nhà thờ Đức Bà xuống tới bến Bạch Đằng, băng ngang trước “Nhà hát Tây” (nay là Nhà hát thành phố). Chưa kể phía bên kia là Đại lộ Lê Duẩn chạy từ Dinh Thống Nhất ra đến Thảo Cầm Viên, con đường cây cao bóng mát và các tòa cao ốc sang trọng vào bậc nhất thành phố.


Image

Image

Image

Image

Image



Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image


Bài và Ảnh : THẢO NGUYÊN

Liên hệ quảng cáo

Bài viết khác khác

HOA TẾT SÀI GÒN ( KỲ CUỐI)

Theo thống kê không chính thức, trên địa bàn 24 quận huyện Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh ngày Tết có khoảng trên 100 chợ hoa xuân. Đó là chưa kể có đến hàng...

ĐỤN RƠM VÀNG

Có thể nói “đụn rơm” vàng nổi lên trên nền xanh của bầu trời và hàng tre là hình ảnh đặc trưng của nông thôn, nông nghiệp Việt Nam trước đây, nhất là...

HOA TẾT SÀI GÒN

Nói đến “Hoa Tết Sài Gòn” cũng là nói đến một đề tài không kém phần phong phú và hấp dẫn : trong đó không thể không nói tới những “làng hoa, bến hoa”...

NĂM NGỌ VIẾT VỀ NGỰA

 Hình ảnh các chú ngựa mà ta thường thấy nhất trong tranh vẽ  chính là bức tranh “mã đáo thành công” với chừng tám chú ngựa đang phi nước đại, mà...
Liên hệ quảng cáoLiên hệ quảng cáoLiên hệ quảng cáo
Chat với ban quản trị qua Zalo
Chat với ban quản trị
Để lại lời nhắn cho chúng tôi
Top
Logo