Đang tải...
 

Vài nét về Nhã Nhạc Cung Đình Huế

Nhã nhạc Cung Đình Huế – Huế được lựa chọn làm Kinh đô Triều Nguyễn, là trung tâm văn hóa chính trị của dân tộc Việt (1788-1945). Nơi đây hội tụ nhiều nhân tài trên khắp mọi miền đất nước và cũng là nơi giao thoa của các nền văn hóa khác nhau. Chính nơi đây, Nhã nhạc Cung đình Huế được hình thành, đúc kết và phát triển đạt đỉnh cao.
Vài nét về Nhã Nhạc Cung Đình Huế
Trải qua ngàn năm lịch sử, khi Kinh đô Triều Nguyễn xây dựng ở Huế, thì Nhã nhạc Cung đình Huế được phát triển với sự đa dạng và phong phú về thể loại.

– Thể thức của loại hình Nhã nhạc này thể hiện tính Vương quyền, tính uy nghi, hoành tráng của Triều đại.

– Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003.

– Về tổ chức Nhã nhạc thời Nguyễn, biên chế dàn nhạc cung đình gồm có: 1 cái trống bản, 1 cái phách (sinh tiền), 2 cái sáo, 1 đàn huyền tử (tức tam huyền tử, đàn tam), 1 đàn hồ cầm (đàn nhị), 1 đàn song vận (nguyệt cầm), 1 đàn tì bà, 1 tam âm la (chùm thanh la bằng đồng 3 chiếc).

– Nhã nhạc cung đình Huế thường đi đôi với múa cung đình.

– Âm nhạc đã trở thành một cặp song sinh với các đại lễ, trở thành tiếng nói huyền diệu, có khả năng giao cảm với trời đất, thần linh, tổ tiên. Đó cũng chính là những giá trị vô giá và trường tồn của dân tộc. Nhã nhạc Huế – di sản văn hoá âm nhạc “cổ điển bác học Việt Nam” ẩn chứa những nguyên lý cấu trúc, những tư tưởng văn hoá triết lý phương Đông.

Nhã nhạc Cung Đình HuếNhã nhạc Cung Đình Huế

Trong hệ thống Nhã nhạc cung đình Huế còn có tiết mục hoà tấu các nhạc khí thuộc bộ dây, gồm: đàn nguyệt, đàn tam, đàn tì bà, đàn nhị cùng với sáo trúc kết hợp với bộ gõ (trống, não, sênh tiền) tạo nên những âm thanh trong sáng, thanh khiết có sức gợi cảm sâu xa. Các nhạc công thường trình tấu tác phẩm liên hoàn 10 bài ngự, hoặc còn gọi là “Thập thủ liên hoàn” tác phẩm này chủ yếu phục vụ các buổi yến tiệc, hoặc lúc đón tiếp các sứ thần.

Như vậy, Nhã nhạc Cung Đình Huế là một sự kế thừa và phát triển qua các triều đại phong kiến Việt Nam. Theo đánh giá của UNESCO, “trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, chỉ có Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia”. “Nhã nhạc đã được phát triển từ thế kỷ XIII ở Việt Nam đến thời nhà Nguyễn thì Nhã nhạc Cung đình Huế đạt độ chín muồi và hoàn chỉnh nhất”. Hy vọng rằng với sự quan tâm của Nhà nước, cộng đồng quốc tế, chính quyền địa phương, cũng như những nghệ nhân còn sống và thế hệ trẻ sẽ cùng chung tay góp sức khôi phục và phát triển dòng nhạc “uyên bác” này.

Chia sẻ bài viết:

Bài viết liên quan

TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Chat với chúng tôi qua Zalo
Chat ngay để nhận tư vấn
Gọi ngay để được tư vấn